VN-MARKETING COMMUNITY | Cộng đồng Marketing tại Việt Nam
Cộng đồng Marketing tại Việt Nam

15.000 doanh nghiệp B2B ĐÃ ĐĂNG KÝ
  1. Trang chủ
  2. /
  3. Kiến thức cơ bản về Marketing
  4. /
  5. Thế nào là Digital Marketing?

Thế nào là Digital Marketing?

Thế nào là Digital Marketing?

Digital Marketing, hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số, chỉ việc thu hút khách hàng thông qua các điểm chạm trực tuyến như quảng cáo website, website, mạng xã hội, email magazine hay white paper, lẫn các điểm chạm ngoại tuyến như quảng cáo trên các kênh truyền thông, triển lãm, direct email, hội thảo, các cuộc đàm phán kinh doanh v.v. Hoạt động Digital Marketing sẽ trải dài xuyên suốt qua từng giai đoạn mua hàng, bao gồm thu thập, nuôi dưỡng, đàm phán và theo đuổi khách hàng tiềm năng, cũng như theo dõi hành vi của những khách hàng đó dựa trên nền tảng kĩ thuật số. Có thể nói Digital Marketing đang dần trở thành chiến lược không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hiện nay.

Dưới đây chúng tôi sẽ giải thích về Digital Marketing để từ đó ứng dụng công cụ Marketing Automation (MA).

Sự khác biệt giữa Digital Marketing và Website Marketing

Digital Marketing chỉ việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như internet, email và các ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Không ít người vẫn nghĩ rằng Digital Marketing giống với Website Marketing, nhưng thực chất hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

Website Marketing là biện pháp marketing được thực hiện trên phạm vi website (bao gồm trang liên kết, trang dịch vụ, trang thương mại điện tử, landing page, v.v.), các quảng cáo website và dịch vụ web.

Trong khi đó, Digital Marketing bao hàm cả lĩnh vực Website Marketinglẫn việc kết nối, quản lý tất cả các hoạt động Outbound marketing (tiếp thị gián đoạn) như triển lãm thương mại hay đàm phán kinh doanh.

Chẳng hạn, thủ pháp liên kết dữ liệu khách hàng với dữ liệu hành vi để tận dụng nhật ký truy cập web của từng cá nhân, hay khái niệm “Marketing cá nhân hóa” (One to One marketing) – chỉ việc tiếp cận từng khách hàng phù hợp nhất dựa trên những thông tin thu thập được, đều thuộc phạm vi của Digital Marketing.

Nói cách khác, Digital Marketing là phương thức marketing có thể được mọi doanh nghiệp thuộc bất kỳ loại hình kinh doanh và lĩnh vực nào áp dụng. Phạm vi khái niệm của nó cũng rộng hơn so với Website Marketing.

Marketing Automation (MA) cũng là một trong những chiến lược của Digital Marketing. 

Tại sao Digital Marketing lại quan trọng?

Việc khách hàng tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ trên website và mua hàng ngay sau đó là quy trình phổ biến trong B2C (Business-to-Consumer). Nhưng trong B2B (Business-to-Business), quy trình thông thường sẽ là khách hàng tìm kiếm thông tin và sau đó so sánh, kiểm tra bằng các kênh thông tin khác nhau.

Ví dụ, với những khách hàng đã trao đổi danh thiếp tại triển lãm, doanh nghiệp có thể gợi ý họ vào website tham khảo thông tin. Với những khách hàng tiềm năng thường xuyên truy cập website, tiếp tục gửi email mời họ tham dự hội thảo để hiểu sâu hơn về thương hiệu của mình. Nếu khách hàng trả lời “Tôi đang xem xét” trong bảng khảo sát sau hội thảo, có thể tiến hành thêm các buổi tư vấn miễn phí và đàm phán kinh doanh… Bằng cách triển khai nhiều kênh quảng bá thông tin như vậy, cuối cùng doanh nghiệp cũng đã đạt được một cuộc đàm phán kinh doanh.

Trong giai đoạn này, điều doanh nghiệp cần làm là triển khai những chiến lược tạo điểm chạm trên các kênh thông tin để tiếp cận khách hàng. Trong trường hợp những chiến lược đó không tạo ra các cuộc đàm phán kinh doanh thành công, việc hiểu và nắm rõ các vấn đề doanh nghiệp đang gặp trong hoạt động marketing cũng rất quan trọng.

Trong Digital Marketing, doanh nghiệp có thể kết hợp việc quản lý, phân tích nhật ký hành vi và nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng thu thập được từ các chiến lược như quảng cáo website, tổ chức triển lãm… để thông qua đó biết được chúng có thể mang lại hiệu quả như thế nào. Mô hình Digital Marketing lý tưởng là tối đa hóa doanh thu bằng cách liên tục xem xét chiến lược marketing tổng thể song song với chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến). 

Khái niệm và ý tưởng ra đời của Digital Marketing

Khi nhắc đến Digital Marketing, chúng ta thường nghĩ rằng mọi hoạt động đều chỉ được thực hiện trên nền tảng kỹ thật số. Nhưng thực tế, như đã giới thiệu ở trên, Digital Marketing diễn ra xuyên suốt trong quá trình mua hàng với nguồn khách đến từ online lẫn offline, và cuối cùng tạo ra một cơ chế tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ mà không cần tăng cường hoạt động bán hàng.

Việc có thể nắm bắt và hiểu rõ hành vi của khách hàng ở các nguồn ngoại tuyến là nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số như thiết bị bán hàng POS hoặc mạng lưới IoT… Hơn thế nữa, đó còn nhờ vào ý tưởng phân tích lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra và tích lũy ngoại tuyến bằng cách sử dụng BI (trí tuệ kinh doanh) và AI (trí tuệ nhân tạo) để ứng dụng vào lĩnh vực Marketing.

Ngoài ra, việc đo lường hiệu quả các hoạt động marketing đã thực hiện cũng có thể tiến hành bằng công cụ kỹ thuật số. Từ đó, ta có thể tổng hợp và phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng, và tốc độ cải tiến với chu trình PDCA cũng gia tăng đáng kể.

Các phương pháp Digital Marketing cơ bản

Như đã trình bày ở trên, Digital Marketing là một lĩnh vực sâu rộng bao gồm các phương pháp tiếp thị tại các kênh ngoại tuyến lẫn trực tuyến. Và sau đây, chúng tôi sẽ chọn và giới thiệu một số phương pháp chính.

Quảng cáo website

Quảng cáo website còn được gọi là quảng cáo Internet, quảng cáo trực tuyến và quảng cáo kỹ thuật số, chỉ những quảng cáo được hiển thị trên các website và email.

Quảng cáo website bao gồm quảng cáo listing, quảng cáo thuần, Ad network, DSP, quảng cáo liên kết, quảng cáo tự nhiên, quảng cáo mạng xã hội, quảng cáo video và quảng cáo email v.v.

Ưu điểm của quảng cáo website là doanh nghiệp có thể chỉ định người dùng có thuộc tính gần với đối tượng mục tiêu tại thời điểm tạo quảng cáo và nhận được phản ứng của người dùng qua các số liệu như số người nhấp vào quảng cáo v.v. Từ những dữ liệu đó ta có thể đánh giá hiệu quả, đo lường chỉ số ROI (tỷ suất hoàn vốn) và phân bổ ngân sách phù hợp.

Vận hành website

Hiện nay, website đã trở thành công cụ không thể tách rời khỏi hoạt động kinh doanh đến mức hầu như không có doanh nghiệp nào không sử dụng website.

Phương pháp này tưởng chừng đơn giản nhưng tùy thuộc vào loại hình và mục đích sử dụng mà cách vận hành chúng sẽ khác nhau. Nếu đó là một trang web bán hàng, mục tiêu sẽ là để khách mua hàng. Nếu đó là một trang web dịch vụ, mục tiêu là để khách tải tài liệu hoặc đặt câu hỏi. Còn nếu đó là trang web liên kết, mục tiêu sẽ là xây dựng và nâng cao độ nhận diện thương hiệu.

Điểm chung của phương pháp này là sau khi tạo một trang web, nếu chúng ta không vận hành thì nó sẽ không có tác dụng. Do đó việc tìm nhân lực để đảm nhiệm và vận hành website cũng rất quan trọng.

Trang web cũng đóng vai trò là trung tâm của các chiến lược trực tuyến khác như quảng cáo website, mạng xã hội hay Email marketing, lẫn các chiến lược ngoại tuyến như triển lãm hoặc hội thảo, và đồng thời cũng là nền tảng cốt lõi của Digital Marketing.

Triển lãm

Triển lãm tuy là phương pháp offline, nhưng doanh nghiệp có thể nhập thông tin danh thiếp của các khách hàng tiềm năng đã thu thập được vào công cụ Marketing Automation và nuôi dưỡng bằng cách gửi Email marketing cho những khách chưa thể tiến tới đàm phán kinh doanh. Sau đó tiếp tục theo dõi hành vi của khách hàng trên website để khai thác thêm các cuộc đàm phán kinh doanh mới.

Thay vì bỏ qua những khách hàng nói trên nếu chỉ tiến hành hoạt động offline, doanh nghiệp có thể duy trì liên lạc bằng cách kết nối với họ qua con đường online.

Email marketing

Email marketing là hình thức marketing sử dụng email để khuyến khích khách hàng tiềm năng thực hiện hành động.

Email marketing bao gồm các loại step email, targeting email (email phân khúc) và email đến những khách hàng không hoạt động trong thời gian dài. Tất cả đều có thể được sử dụng để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh việc gợi ý khách hàng để lại địa chỉ email trên website, hình thức gửi email dựa trên những thông tin khách hàng đã thu thập được qua các nguồn ngoại tuyến như triển lãm, hội thảo hoặc trao đổi danh thiếp, v.v. cũng khá phổ biến.

Bằng cách sử dụng công cụ có chức năng gửi email như Marketing Automation, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất gửi email và dễ dàng đo lường hiệu quả hơn.

▼Lịch hội thảo “Email marketing cơ bản cho doanh nghiệp B2B”

Hội thảo

Tổ chức hội thảo là một phương pháp offline hiệu quả đối với hoạt động nuôi dưỡng khách hàng. Ngoài việc thu thập được các thông tin cá nhân như tên riêng, tên doanh nghiệp và địa chỉ email khi khách hàng đăng ký tham dự hội thảo, doanh nghiệp còn có thể nắm được những thông tin chi tiết mà mình quan tâm bằng các bảng khảo sát sau sự kiện. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.

Cũng giống như triển lãm, có thể nhập thông tin của khách tham dự hội thảo vào công cụ Marketing Automation để nuôi dưỡng và khai thác các cuộc đàm phán kinh doanh. Dù chủ đề hội thảo có thể khác nhau nhưng nhìn chung, đa số những khách hàng tiềm năng thu thập được qua phương pháp này thường có mức độ cân nhắc mua hàng cao hơn và quá trình nuôi dưỡng ngắn hơn so với khách hàng ở triển lãm.

Whitepaper

Whitepaper là loại hình marketing tập hợp những thông tin mà khách hàng muốn như thông tin sản phẩm hoặc bí quyết sản xuất của doanh nghiệp v.v. thành một tập tài liệu để tải lên website, và cho phép khách hàng tải xuống bằng cách đăng ký thông tin cá nhân.

Nhìn chung, cách chuyển đổi khách hàng phổ biến nhất trên website là đặt các nút kêu gọi hành động như “Liên hệ”, “Yêu cầu gửi báo giá”, v.v. nhưng doanh nghiệp có thể tạo thêm các điểm chuyển đổi trung gian như “Tải whitepaper” để không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào có hứng thú với dịch vụ/ sản phẩm của mình.

Nếu doanh nghiệp có thể chuẩn bị nhiều loại whitepaper phù hợp với từng giai đoạn cân nhắc của khách hàng tiềm năng và thiết lập các kịch bản cho công cụ Marketing Automation như “Gửi email này đến những khách hàng đã tải whitepaper” hay “Tiếp cận khách hàng qua điện thoại”, chắc chắn hiệu quả kinh doanh sẽ dần được cải thiện.

Marketing Automation – công cụ lý tưởng để quản lý khách hàng tiềm năng đa kênh

Trong số các biện pháp Digital Marketing, Marketing Automation (MA) là một công cụ phù hợp để quản lý khách hàng tiềm năng đa kênh.

Chẳng hạn, bằng cách vận dụng công cụ MA, doanh nghiệp có thể nắm rõ khách hàng tiềm năng đã xem trang nào trên website và có bao nhiêu người đã xem từ cùng một công ty.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sàng lọc các tìm kiếm theo từng hành động hoặc điều kiện từ lịch sử hành vi chi tiết của từng người dùng. Đồng thời cải thiện độ trung thành của khách hàng bằng chiến lược marketing cá nhân hoá, chẳng hạn như phân khúc khách hàng để gửi email magazine.

Ưu điểm lớn nhất của việc vận dụng các công cụ MA là tạo ra các cuộc đàm phán kinh doanh chất lượng cao bằng cách tự động hóa các biện pháp khác nhau kết hợp với nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

marketing_automation_B2B

Chia sẻ bài viết
Các bài viết liên quan